Lọc bụi tủ điện

Sự Tương Quan của Nhiệt và Lọc Bụi Tủ Điện

Nhiệt luôn là đại lượng vật lý mang đến 2 hiệu ứng tích cực và không tích cực. Tích cực như tạo nhiệt để đun nấu,tạo điện năng…không tích cực như đốt cháy, làm già hoá vật liệu…Trong ngành kỹ thuật tự động hoá nói chung và trong việc lắp ráp tủ điện nói riêng. Nhiệt là bài toán đau đầu mà bất cứ kỹ sư nào cũng cần phải tính toán kiểm soát nó. Một trong những phụ kiện hữu dụng nhất, hay được sử dụng nhất đó chính là Lọc Bụi Tủ Điện.

[ux_image id=”999″ width=”58″]

Nhiệt bên trong tủ điện

Hiểu Theo tối giản nhất. Tủ điện là một hộp kim loaị kín. Đã kín thì sự đối lưu trao đổi nhiệt với bên ngoài không có hoặc rất chậm. Chưa kể các thiết bị bên trong cũng toả nhiệt lớn. Do đó cần phải tạo ra sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. Nếu không có trao đổi nhiệt, các thiết bị bên trong sẽ nhanh chóng bị già hoá nhiệt hoặc thậm chí dừng hoạt động ngay lâp tức. Do đó bất kỳ thiết bị nào cũng có ghi dải nhiệt độ hoạt động.

Quay lại lọc bụi tủ điện. Phụ kiện này đơn giản như một chớp cửa ở nhà có thêm tấm lọc bụi để ngăn bụi. Ngoài ra còn có các vị trí chờ để ghép thêm quạt. Có vai trò như lỗ thông hơi để tạo ra sự trao đổi nhiệt giữa bên trong và bên ngoài tủ điện.

Một số lưu ý khi chọn và lắp lọc bụi tủ điện

Tấm lọc bụi có thể lắp bất cứ vị trí nào ở tủ điện, từ lắp nóc, lắp hông, lắp cánh, lắp trên hay lắp dưới….Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối ưu nhất, thì vị trí lắp của lọc bụi tủ điện nên lắp ngược với vị trí lắp của quạt hút tủ điện như sơ đồ lắp dưới đây.

Nên chọn lọc bụi hãng nào.

Hiện này trên thị trường có 3 nhà cung cấp chính lọc bụi tủ điện có tên tuổi và chất lượng sản phẩm đã được kiểm chứng trên thế giới đó là: Jason Fan; Rittal và Leipole. Không phải tự nhiên mình lại đề cập riêng đến 3 hãng này. Bởi vì với kinh nghiệm gần 20 năm trong nghề. Thì đây là 3 hãng mình gặp có 3 cái nhất:  Nhiều người dùng nhất, chất lượng tốt nhất và dễ dàng lắp đặt thay thế nhất.

Tuy nhiên có một bật mí nho nhỏ với các bạn, đó lã Leipole là hãng OEM lại của Jason. Nếu bạn để ý thì sẽ thấy cách đặt model khá giống nhau. Ví dụ như Lọc bụi tủ điện FKL6622 và FJK6622. Tuy nhiên điều tuyệt vời là cách làm marketing của Leipole lại rất tốt chiếm đến 65% thị trường. Mặc dù giá của Leipole cao hơn 10% so với Jason Fan. Còn đối với lọc bụi tủ điện của Rittal thì giá cứ gọi là siêu đắt.

Chọn kích thước nào, các hãng có thay thế nhau được không?

Để chọn được lọc bụi tủ điện, chúng ta chỉ cần quan tâm đến 2 kích thước chính. Đó là kích thước bì (bao bên ngoài) vì giới hạn bởi kích thước tủ. Kích thước khoét lỗ là kích thước cần quan tâm để chúng ta khoét lỗ lắp vào. Trong bài này mình chỉ so sánh 2 loại đó là: Lọc bụi tủ điện Leipole và Jason Fan vì 2 hãng này giố

Hãng Model Kích thước bì Kích thước khoét
Jason Fan FJK6621 116.5 x 116.5 93 x 93
Leipole FKL6621 116 x 116 93 x 93
Jason Fan FJK6622 148.5 x 148.5 122.5 x 122.5
Leipole FKL6622 148 x 148 124 x 124
Jason Fan FJK6623 204.5 x 204.5  176 x 176
Leipole FKL6623 204 x 204 177 x 177
Jason Fan FJK6625 255 x 255 222 x 222
Leipole FKL6625 255 x 255 224 x 224
Jason Fan FJK6626 324 x 324 290 x 290
Leipole FKL6626 323 x 323 292 x 292

Ghi chú: việc chênh nhau 1-2mm không ảnh hưởng, do các lọc bụi tủ điện còn có lẫy caì tự động điều chỉnh khi lắp

Trên đây là một số hướng dẫn mà mình trải nghiệm thực tế trong quá trình làm việc. Hy vọng sẽ mang đến có ích cho các bạn

Công ty TNHH Kỹ thuật PMI tự hào là là đơn vị phân phối các dòng sản phẩm: Quạt hút tủ điện, lọc bụi tủ điện, cửa gió kèm lọc bụi. Chúng tôi cam kết

  • Hàng chính hãng 
  • Đúng vật liệu chuẩn Inox 304 hoặc Inox 316
  • Xuất hoá đơn đỏ VAT

Mọi chi tiết liên hệ

  • Mobile: 0944065752 (zalo/wechat/kakaotalk/whatsapp)
  • Email: sales@pmie.vn